Cùng những thắc mắc về thời điểm cho trẻ ăn dặm đúng chuẩn, việc cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa cũng là những vấn đề mà mẹ cần quan tâm để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cũng như bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ. Dưới đây là quy trình ăn dặm đúng chuẩn mẹ cần tuân thủ để con luôn ăn ngoan và phát triển toàn diện.
Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa là đúng?
Thời điểm được xem là lý tưởng nhất để trẻ có thể bắt đầu ăn dặm là sau 6 tháng, khi trẻ đã có thể ngồi vững và khả năng cầm nắm cũng như có những dấu hiệu thèm ăn hay thích thú khi được bón đồ ăn.
Việc xác định thời điểm ăn dặm phù hợp chính xác là điều vô cùng quan trọng để có thể đảm bảo khả năng hấp thụ cũng như bảo vệ tốt nhất hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, mẹ cần quan tâm đến những biểu hiện và nhu cầu của trẻ để xác định thời điểm ăn dặm phù hợp nhất.

Vậy cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa là phù hợp nhất? Trên thực tế, ngay cả khi trẻ đã quen với việc ăn dặm thì sữa mẹ vẫn nên là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Ăn dặm chỉ được xem là bữa phụ, giúp trẻ làm quen với quá trình ăn dặm cũng như luyện khả năng nhai cho bé.
Ở thời kỳ đầu, khi bé mới bắt đầu làm quen với ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa/ ngày vào 10 giờ sáng. Sau khi trẻ đã quen dần, đến tháng thứ 2 hoặc thứ 3, mẹ có thể nâng lên 2 bữa/ ngày vào 10 giờ sáng và 7 giờ tối để tăng nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
Tuyệt đối không ép bé ăn hay đặt các bữa ăn dặm quá gần khiến trẻ cảm thấy khó chịu, nôn mửa và thậm chí là hình thành thói biếng ăn. Hãy để trẻ tự quyết định lượng ăn theo nhu cầu của mình để trẻ có thể làm quen dần với quy trình ăn dặm.
Quy trình ăn dặm đúng chuẩn mẹ cần nhớ
Từ lỏng đến đặc
Không chỉ là những thắc mắc về vấn đề cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa, việc cho trẻ ăn dặm từ lỏng đến đặc cũng là một trong những yêu cầu mà mẹ cần tuyệt đối tuân thủ để giúp trẻ làm quen cũng như bảo vệ tuyệt đối hệ tiêu hóa của trẻ.
Ở thời gian đầu của quá trình ăn dặm mẹ chỉ nên duy trì độ loãng của thực phẩm ăn dặm tương tự sữa mẹ để trẻ có thể quen dần. Tỷ lệ bột:nước nên là 1:10 và tăng dần độ đặc khi trẻ đã quen với các bữa ăn dặm mỗi ngày.
Đảm bảo quy trình bột – cháo rây – cháo nguyên hạt – cơm nát để trẻ quen dần với nhiều loại thực phẩm cũng như tăng khả năng nhai trong suốt các giai đoạn phát triển.

Từ ít đến nhiều
Ở giai đoạn đầu của quy trình ăn dặm, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 1 bữa/ ngày và không quá 200ml mỗi lần ăn bởi thời điểm này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho cơ thể, việc cho trẻ ăn dặm quá nhiều có thể khiến trẻ từ chối các nguồn dinh dưỡng khác, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ vào giai đoạn 8-9 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu chế độ ăn dặm 2 bữa mỗi ngày hoặc kết hợp các bữa ăn như hoa quả hoặc rau củ luộc mềm để cải thiện khả năng nhai và nguồn dinh dưỡng cho trẻ.
Đảm bảo dinh dưỡng
Thời gian đầu, mẹ không cần quá quan trọng chế độ dinh dưỡng từ các thực phẩm ăn dặm mà nên tập trung vào việc giúp trẻ làm quen dần bằng các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Tuy nhiên khi trẻ bước vào giai đoạn 9-12 tháng tuổi, việc duy trì chế độ ăn đủ 4 nhóm dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.